Quỷ Bí Chi Chủ [Dịch]
Tên gốc: 诡秘之主
Tác giả: Mực Thích Lặn Nước
Sơ Lược: Trong cơn thủy triều của hơi nước và máy móc, ai có thể chạm đến điều phi phàm? Giữa màn sương mờ của lịch sử và những bí ẩn tăm tối, ai đang thì thầm bên tai? Ta tỉnh dậy từ những điều huyền bí, mở mắt nhìn thấy thế giới này: vũ khí, đại pháo, cự hạm, tàu bay, máy tính số; ma dược, xem bói, nguyền rủa, những người treo ngược và các vật phong ấn…
Ánh sáng vẫn tỏa sáng như trước, và điều huyền bí chưa từng rời xa. Đây là một đoạn truyền thuyết về “Ngu giả”.
Tóm tắt
Kỷ thứ nhất – Hỗn Độn kỷ nguyên
Phiên bản Chính Thần giáo hội: Tạo vật chủ tỉnh dậy từ hỗn độn, sinh ra vạn vật.
Phiên bản Tinh linh:
- Ban đầu là hỗn độn, hắc ám, điên cuồng; sau đó, các chủng tộc siêu phàm dần có được lý trí.
- Cổ Thần lần lượt hiện thế. Các chủng tộc siêu phàm gọi thời kỳ này là: “Manh nha niên đại”.
- Tinh Linh Vương sáng tạo ra Tinh linh ngữ trong khoảng thời gian này.
Các tinh linh từ Tây đại lục di cư đến các đại lục khác. Sau Kỷ thứ nhất, Tây đại lục không còn xuất hiện.
Kỷ thứ hai – Hắc Ám kỷ nguyên
Thế lực:
Viễn cổ 8 thần:
- Không Tưởng chi long Angelweed – tòng thần: ‘Ác Mộng chi long’ Alesouhod, “Trí Tuệ chi long” Herabergen.
- Bất Tử điểu Thủy Tổ Grejald.
- Dị Chủng vương Kvasitun – tòng thần: ‘Linh Vật chi thần’ Tolzner, Chiến Tranh chi thần.
- Huyết tộc Thủy Tổ Lilith – tòng thần: ’Thần sắc đẹp’ Olnia, Sinh Mệnh nữ thần.
- Tinh Linh Vương Suniathrym.
- Cự Nhân Vương Aurmir – tòng thần: “Thần Hi chi thần” Badheil, “Phong Thu nữ thần” Omebelle.
- Ác Ma quân vương Farbauti.
- Hủy Diệt ma lang Fregela – tòng thần: ‘Vong Linh chi thần’ Salinger, ‘Ách Vận nữ thần’ Amanisis.
Diễn biến và kết cục
- Phiến đá Tiết Độc thứ nhất xuất hiện trong kỷ nguyên này, không rõ thời gian.
- Hỏa chi sơ diệu niên đại: tám Cổ Thần phân trận doanh, kéo dài không đến một ngàn năm.
- + Liên minh 1: Không Tưởng chi long, Bất Tử điểu Thủy Tổ, Dị Chủng vương.
- + Liên minh 2: Huyết tộc Thủy Tổ, Tinh Linh Vương, Cự Nhân Vương.
- + Đơn độc: Ác Ma quân vương, Hủy Diệt ma lang.
+ Cự Nhân Vương Aurmir phản bội, Lilith vong lạc, kéo theo Kvasitun cùng Fregela, kết thúc Hỏa chi sơ diệu niên đại.
- Song sinh niên đại: Cự Nhân và Cự Long cường thế, đồng thời cũng đối đầu nhau.
- Viễn cổ Thái Dương Thần xuất thế.
- Viễn cổ Thái Dương Thần tiêu diệt Không Tưởng chi long và Cự Nhân Vương, lấy đi quyền hành và cũng chiến đấu với Tinh Linh Vương.
- “Trí Tuệ chi long”, Herabergen gia nhập Viễn cổ Thái Dương Thần, trở thành Trí Tuệ thiên sứ.
- ‘Vong Linh chi thần’ Salinger gia nhập Bất tử điểu.
- ’Thần sắc đẹp’ Olnia gia nhập Tinh Linh, đến kỷ thứ tư trở thành hoàng hậu Tromsjost.
- Tolzner, Amanisis mất tích, phỏng đoán Amanisis lấy được danh sách 0 từ Fregela, trở thành Hắc Dạ nữ thần.
- Tại thời gian không rõ, Badheil trở thành Chiến Thần, Omebelle trở thành Đại Địa Mẫu Thần, nhưng thực chất đã chết, cơ thể trở thành vật phong ấn ở Bạch Ngân thành (không rõ thời gian).
- Bất Tử Điểu Thủy Tổ mất tích.
- Salinger chiếm lấy danh sách 0, trở thành Tử Thần.
- Tinh Linh Vương mất tích.
- Ác Ma Quân Vương là cổ thần duy nhất còn sống sót, hiện đang nấp trong Thâm Uyên, được biết đến với cái tên Vũ Trụ Ám Diện.
- Hermes tạo ra tiếng Hermes trong kỷ nguyên này.
Kỷ thứ ba – Tai Biến kỷ nguyên
Thế lực:
Thần linh
Chính thần duy nhất: Viễn cổ Thái Dương Thần, tự xưng toàn trí toàn năng Tạo Vật Chủ.
Dưới trướng có 8 Thiên Sứ chi vương:
- ‘Ám chi thiên sứ’ Saslire.
- ‘Không Tưởng thiên sứ’ Adam.
- ‘Thời chi thiên sứ’ Amon.
- ‘Thuần Bạch thiên sứ’, tương lai Vĩnh Hằng Liệt Dương, Ausecus.
- ‘Phong chi thiên sứ’, tương lai Phong Bạo chi chủ, Leodro.
- ‘Vận Mệnh thiên sứ’ Urolles.
- ‘Trí tuệ Thiên Sứ’, tương lai Trí Tuệ cùng Tri Thức chi thần, Herabergen.
- ‘Chiến tranh thiên sứ’/’Hồng thiên sứ’ Medici.
Tà Thần (?): Hắc Dạ, Đại Địa, Chiến Thần.
Diễn biến:
- Kỷ thứ ba được chia làm Quang Huy niên đại và Tai Nạn niên đại.
- Thành lập Cứu Thục Sắc Vi.
- Người triệu tập: Ám chi thiên sứ, Hắc Dạ nữ thần.
- Có 9 thành viên khác: Vận Mệnh thiên sứ, Chiến tranh thiên sứ, Thuần Bạch thiên sứ, Trí tuệ Thiên Sứ, Phong chi thiên sứ, Chiến Thần, Đại Địa Mẫu Thần, Vong Linh chi thần, Linh Vật chi thần.
- Chân Thực Tạo Vật Chủ sinh ra.
- Thuần Bạch, Phong, Trí Tuệ, Chân Thực Tạo Vật Chủ chiếm quyền hành Viễn cổ Thái Dương Thần.
- Tai biến xảy ra.
- 2582 năm trước mạch truyện chính, Bạch Ngân thành và một số nơi khác bị vây tại Thần Khí chi địa, Bạch Ngân thành gọi khoảng thời gian từ đó đến nay là “Thâm Ám thời đại”.
- Ở bên ngoài Thần Khí chi địa, nhân loại vượt qua tai biến. Hiện nay các chính thần giáo hội tuyên truyền là nhờ sáu thần: Hắc Dạ, Chiến Thần, Phong Bạo, Liệt Dương, Trí Tuệ, Đại Địa phù hộ nhân loại.
- Phiến đá Tiết Độc thứ hai xuất hiện ở cuối kỷ thứ ba, tương ứng với Viễn cổ Thái Dương Thần mất tích, đánh dấu Tai Nạn niên đại kết thúc.
Kết cục:
- Thuần Bạch, Phong, Trí Tuệ, Chân Thực Tạo Vật Chủ (?) thành thần.
- Adam và cộng sự thành lập Hoàng Hôn Ẩn Sĩ hội.
Kỷ thứ tư – Chúng Thần kỷ nguyên
Thế lực:
Quốc gia:
Bắc đại lục, đế quốc Solomon thứ nhất, Hắc Hoàng đế thống trị. Dưới trướng có các Thiên Sứ gia tộc thần phục:
- Công tước gia tộc: Zoroaster, Abraham, Zarathu, Medici.
- Dưới công tước gia tộc: Tudor, Tromsjost, Augustus, Castia.
- Không rõ: Sauron, Einhorn, Antigenus.
Nam đại lục: vương quốc Balam, thờ Tử Thần.
Đông đại lục: Bạch Ngân thành vẫn bị vây tại Thần Khí chi địa.
Thần linh
Chính Thần: Hắc Dạ, Chiến Thần, Phong Bạo, Liệt Dương, Trí Tuệ, Đại Địa Mẫu Thần, Chân Thực Tạo Vật Chủ.
Tà Thần: ?
Diễn biến:
-
- Công Tượng chi thần, sau này Hơi Nước và Máy Móc chi thần xuất hiện. (không rõ thời gian)
- Nguyên Sơ Ma Nữ sinh ra từ ảnh hưởng của phiến đá Tiết Độc thứ hai.
- Phân tranh niên đại: Sau đại tai biến là giai đoạn hỗn loạn kéo dài 112 năm, kết thúc với việc Solomon trở thành Hắc Hoàng đế, lập ra đế quốc Solomon thống trị toàn bộ Bắc đại lục.
- Tứ Hoàng chi chiến:
- Tudor, Tromsjost nổi loạn chống lại Solomon. Hắc Hoàng Đế chết.
- Các gia tộc Abraham, Antigenus, Amon, Jacques, Tamara phò tá Tudor thành lập Tudor vương triều.
- Các gia tộc Sauron, Einhorn, Castia, Augustus giúp Tromsjost thành lập Tromsjost đế quốc.
- Tudor, Tromsjost thành lập Đế quốc liên hợp Tudor-Tromsjost. Đế quốc Solomon thứ nhất sụp đổ.
- Hắc Hoàng đế mất tích nhưng có khả năng phục sinh; Tudor, Tromsjost mắc kẹt ở danh sách 1 con đường Luật sư, có khả năng bị rút về danh sách 2.
- 6 vị thần giúp Tromsjost chuyển từ con đường Luật sư sang con đường Trọng tài, tấn thăng lên danh sách 0, xưng Dạ Hoàng.
- Tudor được Adam và Amon giúp đỡ, lập kế bắt giữ 3 Thiên Sứ: Medici, Sauron, Einhorn, thành công chuyển sang con đường Thợ săn, nhưng nửa điên, xưng Huyết Hoàng.
- Ở phía Nam, vương quốc Balam, Tử Thần xưng Minh Hoàng.
- Hắc Hoàng đế phục sinh, thành lập đế quốc Solomon thứ hai.
- Kết thúc cuộc chiến, Hắc Hoàng, Huyết Hoàng, Dạ Hoàng mất tích, chỉ còn Minh Hoàng.
- Thương Bạch niên đại:
- Tử Thần lợi dụng Vĩnh Ám Chi Hà, định dung hợp duy nhất tính của con đường không gần, tấn thăng Cựu Nhật, thành công nhưng phát điên.
- Tử Thần liên thủ với Nguyên Sơ Ma Nữ, chế tạo “Thương Bạch tai nạn”.
- Cuối cùng, Tử Thần mất tích, Nguyên Sơ Ma Nữ trọng thương.
- Cái chết của Tử Thần khiến vùng biển giữa Nam Bắc đại lục bắt đầu bão tố, ngăn cách hai đại lục, được gọi là Cuồng Bạo Hải.
Kết cục:
- Sau khi Huyết Hoàng mất tích, các gia tộc Antigenus, Amon, Abraham, Jacques bị bảy đại giáo hội truy sát.
- Lão tổ Abraham bị Hắc Dạ và Phong Bạo liên thủ trục xuất khỏi thế giới hiện thực.
- Vì lý do không rõ, Chân Thực Tạo Vật Chủ trở thành Tà Thần.
- Balam tan rã, Nam đại lục không còn người thống trị.
- Solomon, Tudor, Tromsjost sụp đổ; các gia tộc Thiên Sứ của đế quốc Tromsjost được các thần nâng đỡ, thành lập các quốc gia mới: Ruen, Entis, Finnebot, Fusak, ký kết “Thần Thánh thệ ước”.
- Bảy thần chuyển thần quốc đến Tinh giới.
Kỷ thứ năm – Hắc Thiết kỷ nguyên
Thế lực:
Thần Linh
Chính Thần: Hắc Dạ, Chiến Thần, Phong Bạo, Liệt Dương, Trí Tuệ, Hơi Nước, Đại Địa.
Tà Thần:
- Chân Thực Tạo Vật Chủ.
- Dục Vọng Mẫu Thụ.
- Vũ Trụ Ám Diện.
Ngoại Thần:
- Nguyên Thủy Mặt Trăng: ‘Đọa Lạc Mẫu Thần’, ‘Tà ác khởi đầu’, ‘Kẻ bất diệt’, ‘Ô uế Mẫu Sào’ (không đầy đủ).
- Dục Vọng Mẫu Thụ: ‘Dục Vọng Mẫu Thụ’, ‘Ác ma chi phụ’ (không đầy đủ), ‘Vĩnh thế kẻ gầm rú’, ‘Thất tâm chi thần’.
- ‘Hỗn Độn Chi Tử’.
- ‘Nguyên Sơ Đói Khát’.
- ‘Túc Mệnh Chi Hoàn’.
- ‘Siêu Tinh Chúa Tể’.
- ‘Bất Tức Nghệ Ngữ’.
- ‘Suy Bại Quân Vương’.
- ‘Cao Duy Phủ Thị Giả’.
Quốc gia:
- Ruen.
Hoàng thất: Augustus.
Tôn giáo: Hắc Dạ, Phong Bạo, Hơi Nước.
- Fusak.
Hoàng thất: Einhorn.
Tôn giáo: Chiến Thần.
- Finnebot.
Hoàng thất: Castia.
Tôn giáo: Đại Địa Mẫu Thần, Tri Thức cùng Trí Tuệ chi thần (cũ).
- Entis.
Hoàng thất: Sauron (cũ).
Tôn giáo: Hơi Nước và Máy Móc chi thần, Vĩnh Hằng Liệt Dương.
- Renburg, Masek, Segalgal.
Tôn giáo: Tri Thức cùng Trí Tuệ chi thần.
Diễn biến:
- Năm 621-642, Chiến tranh Hai mươi năm, Ruen thua trận trước Fusak, mất đảo Sunya (cổ tinh linh đảo) vào tay Fusak.
- Năm không rõ, Bạch Sắc Vi chiến tranh, Ruen đánh bại Entis.
- Năm 738-743: Bối Thệ chi chiến.
- Tại Finnebot, giáo hội Đại Địa mẫu thần và Tri Thức cùng Trí Tuệ chi thần xung đột.
- Vương quốc Ruen và Entis đương thời lấy cớ bảo hộ tự do tín ngưỡng, khai chiến với Finnebot.
- Đế quốc Fusak gia nhập chống lại Ruen và Entis nhưng thất bại.
- Kết quả: Tại vùng giao giới giữa Ruen, Entis với Finnebot, ba nước Renburg, Masek, Segal tách ra độc lập, tín ngưỡng Tri Thức cùng Trí Tuệ chi thần; Finnebot chỉ còn tín ngưỡng Đại Địa mẫu thần.
- Hai phe đều chỉ trích đối phương chối bỏ “Thần Thánh thệ ước” cuối kỷ thứ tư, nên cuộc chiến được gọi là “Bối Thệ chi chiến”.
- 1173-1198: Thời kỳ của Russel.
- Khoảng những năm 1170: vương quốc Entis đang có chiến tranh với Fusak, Ruen và Finnebot.
- Dân chúng nổi loạn, Russel Gustave lấy thân phận thượng tá dẹp yên phản loạn, thuận thế chính biến, thành lập nước cộng hòa Entis, trở thành chấp chính quan (1173).
- Russel cải cách pháp điển, cổ vũ phát minh. Một trong những thành tựu là phát minh bài Tarot, mở ra thời đại hơi nước.
- Công Tượng chi thần đổi thành Hơi Nước cùng Máy Móc chi thần.
- Russel chiếm lĩnh ba nước Renburg, uy hiếp Ruen, Fusak, Finnebot.
- Năm 1192, Russel đổi nước cộng hòa thành đế quốc, tự xưng Ceasar đại đế.
- Năm 1194, Russel tìm ra con đường an toàn vượt qua Cuồng Bạo Hải đến Nam đại lục, mở đầu cho thời đại thực dân.
- Năm 1198: Russel bị Vĩnh Hằng Liệt Dương giáo hội, nguyên Entis Vương tộc Sauron gia tộc và quý tộc khác liên thủ ám sát.
- Ngày 28 tháng 6 năm 1349: Mạch truyện chính bắt đầu.
Mô Tả 22 Con Đường – Cảnh giới
1.”Người nhặt xác“: Thường bị vong linh vô tri ngộ nhận là đồng loại mà không bị tập kích, có khả năng chịu đựng rét lạnh, hư thối và tử vong ăn mòn, có thể trực tiếp trông thấy một bộ phận ác linh và biết được đặc điểm cũng như nhược điểm của nhiều loại sinh vật bất tử.
2.”Bí kỳ nhân“: Linh cảm cao, có thể phát giác một số tồn tại thần bí kinh khủng, nắm giữ một số tri thức tế tự và nghi thức ma pháp, thường trở thành tín đồ của kẻ-không-thể-nói-ra, để tránh cho tinh thần sụp đổ.
3.”Người xem“: Có được sức quan sát nhạy cảm, dùng vị trí của người xem để quan sát chúng sinh, như xem ca kịch, hí kịch. Có thể từ biểu cảm, cử chỉ, lời nói, động tác mà đọc được ý tưởng chân thật của người khác. Cho dù là yến hội xa hoa hay những con đường nhộn nhịp, người xem vẫn mãi là người xem.
4.”Kẻ không ngủ“: Quyến giả của đêm tối, dù không có ánh sáng cũng có thị lực tuyệt hảo, mỗi ngày chỉ cần nghỉ ngơi ba đến bốn giờ. Đêm càng sâu, tinh lực càng dồi dào, sức mạnh, nhanh nhẹn cùng tư duy, linh cảm cũng sẽ ngày càng vượt trội hơn người thường, có khả năng nhạy cảm phát giác hiểm nguy và những tồn tại không rõ ẩn giấu trong bóng tối.
5.”Tù phạm“: Tâm trí là tù phạm của thân thể, thân thể là tù phạm của thế giới, đây là điên cuồng bị trói buộc và dục vọng bị đè nén. Các “Tù phạm” có thân thể cường kiện, tri giác nhạy cảm, thường thể hiện bề ngoài trầm mặc nhưng nội tâm lại điên cuồng, nắm giữ nhiều kỹ xảo phạm tội như dùng dây kẽm mở khóa, dùng thìa đào hầm, hoặc dùng những vật nhìn như vô hại để giết người.
6.”Tội phạm“: Khác với tù phạm, Tội phạm không đè nén chính mình, sẽ không cảm thấy trói buộc, cả thân và tâm đều dưới sự thống trị của ác dục; dĩ nhiên, lương tri của Tội phạm còn chưa triệt để mất đi. Tội phạm cũng có một thân thể cường tráng, tri giác nhạy cảm cùng nhiều loại năng lực phạm tội; cho dù là kỵ sĩ, chủy thủ, trường cung, hay là súng ngắn, súng trường, súng máy sáu nòng, đều có thể sử dụng thuần thục.
7.”Thủy thủ“: Tại cổ đại, còn gọi là “Hải quyến giả”, có được năng lực cân bằng xuất sắc. Dù là trên boong tàu lúc bão tố, vẫn có thể đi lại tự do như trên đất bằng. Ngay cả “Chiến sĩ” hùng mạnh nhất hay “Học đồ” tài giỏi nhất cũng phải tránh chiến đấu với “Thủy thủ” trên đại dương hoặc sông ngòi, bởi vì họ không chỉ sức mạnh vô cùng lớn mà còn linh hoạt hơn trên bờ, có thể lặn dưới nước hơn mười phút mà không cần trang bị.
8.”Kẻ dòm ngó bí ẩn“: Có hiểu biết toàn diện nhưng chỉ sơ khai về các tri thức thần bí liên quan đến ma pháp, vu thuật, chiêm tinh thuật, xem bói bài. Họ vừa hướng tới, vừa sợ hãi những tồn tại ẩn sau các sự vật phi phàm. Vì vậy, giữa các “Kẻ dòm ngó bí ẩn” có một quy tắc bất thành văn là tận lực tránh dùng tri thức thần bí để tổn thương người khác hoặc ảnh hưởng đến tự nhiên ở mức độ tương đối lớn. “Muốn làm gì thì làm, nhưng chớ tổn thương” là lời răn của họ.
9.”Chiêm bặc gia“: Khác với kẻ dòm ngó bí ẩn, “Chiêm bặc gia” càng thêm thuần túy, thủ đoạn chống địch tương đối thiếu thốn, nhưng trong lĩnh vực thần bí hay xem bói, lại càng chuyên nghiệp và uyên bác hơn, nắm giữ nhiều phương pháp như chiêm tinh thuật, xem bói bài, linh bài, linh thị, linh số, tướng tay; tấn thăng sau này cũng hoàn toàn khác với “Kẻ dòm ngó bí ẩn”.
10.”Học đồ“: Một chuyên ngành khác thuộc về lưu phái pháp sư, truy tìm dấu chân của tự do. Dù là vách tường hay cửa, không gì có thể ngăn cản họ. Trong quần thể này còn lưu truyền truyền thuyết về “Lữ pháp sư”.
11.”Kẻ trộm“: Chúng ta không thuộc về trộm cắp, chúng ta là kẻ trộm, kẻ lừa gạt. Giấc mơ của chúng ta là đánh cắp lòng người, pháp thuật, lừa gạt quy tắc, giấu diếm lừa gạt vận mệnh, mà tất cả đều bắt đầu từ việc trộm đồ trên thân người khác.
12.”Kẻ ca tụng“: Hãy để chúng ta ca ngợi Thái Dương! Hãy để chúng ta dùng tiếng ca mang đến dũng khí và sức mạnh, mang đến lòng thành kính và phục tùng!
13.”Chiến sĩ“: Sức mạnh siêu việt thường nhân, nhanh nhẹn siêu việt thường nhân, không tồn tại vũ khí nào mà họ không thể sử dụng, không có lưu phái chiến đấu nào mà họ không thể nắm giữ.
14. “Người đọc“: So với các con đường khác, khả năng ký ức và phân tích của họ có lẽ cũng không đáng kể, nhưng con đường phía trước của chúng ta lại mê người, từng tầng từng tầng cầu thang dẫn lên, tới nơi sâu thẳm của tinh không; toàn tri, cũng mang ý nghĩa toàn năng!
15. “Người trồng trọt“: Tuyệt đối đừng xem thường nông phu; nhất là loại nông phu có thể phân biệt hạt giống, giỏi dự đoán thời tiết, sở hữu sức mạnh rất lớn.
16. “Dược sư“: Chuyên gia thảo dược, tràn đầy đặc sắc dân gian.
17. “Trọng tài nhân“: Có sức hút khiến người khác tin phục. Bình thường, quyền uy cũng tương đương với sức mạnh, nếu gặp tình huống bất ngờ, cũng có thể sử dụng nắm đấm như một thủ đoạn thuyết phục rất tốt.
18. “Luật sư“: Chúng ta ngụy trang thân phận là luật sư; thân phận chân thật của chúng ta cũng là “Luật sư”. Chúng ta am hiểu phát hiện lỗ thủng trong quy tắc cùng nhược điểm của đối thủ, cũng am hiểu lợi dụng sức mạnh của trật tự.
19. “Thích khách“: Tất cả những gì mà một vị thích khách ưu tú nên có, chúng ta đều có, thêm vào đó, đêm tối và bóng râm là nơi chúng ta ẩn núp; thị lực như cú mèo và sự nhẹ nhàng như lông vũ thì chắc chắn không phải của người bình thường.
20. “Thợ săn“: Kẻ theo dõi ưu tú, chuyên gia cạm bẫy xuất sắc; thợ săn xuất sắc – có lẽ chúng ta nên cân nhắc nuôi những con chó săn, vì trong những vùng rừng sâu và hắc ám có thể cất giấu những kẻ rất đáng sợ.
21. “Thông thức giả“: Chúng ta không thành thạo về thần bí học, nhưng tri thức cũng ngang hàng với sức mạnh, như cường toan, nitroglycerin, hay các thiết bị bánh răng phức tạp.
22. “Quái vật“: Ngươi thường xuyên lẩm bẩm những lời mà người khác không hiểu; thậm chí đôi khi có thể nhìn thấy vận rủi trước khi nó tới. Trong mắt người khác, ngươi chính là một quái vật.